CHUYÊN MỤC

Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Bạn cảm thấy website của chúng tôi như thế nào ?

Chi tiết tin

A+ | A | A-

Phát triển Sen thành nông sản chủ lực

Người đăng: Quản trị Ngày đăng: 8:46 | 04/08/2022 Lượt xem: 1059

Nhiều năm nay, các hộ dân ở thôn Quý Phước, xã Bình Quý phát triển mô hình trồng sen lấy hạt trên những mảnh ruộng thấp thường xuyên bị ngập nước. Mô hình này vừa cho giúp bà con nông dân cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế, vừa tạo cảnh quan đẹp mỗi khi mùa Sen nở rộ.

Nhiều năm nay, các hộ dân ở thôn Quý Phước, xã Bình Quý phát triển mô hình trồng sen lấy hạt trên những mảnh ruộng thấp thường xuyên bị ngập nước. Mô hình này vừa cho giúp bà con nông dân cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế, vừa tạo cảnh quan đẹp mỗi khi mùa Sen nở rộ.

Nhiều đầm Sen trên địa bàn huyện đã trở thành điểm “check in” của khách thập phương

 

     Vốn là đất lúa với diện tích 1ha, gần 5 năm nay, hộ bà Nguyễn Thị Tình (tổ 10, thôn Quý Phước) đã chuyển sang trồng sen ở đây. Bà Tình khẳng định: Hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp nhiều lần so với trồng lúa mà lại ít tốn công chăm sóc, khiến cho trồng sen dần trở thành nông sản chủ lực của gia đình bà. Mỗi mùa sen, nếu không mất mùa, gia đình bà thu về gần 140 triệu đồng sau khi trừ chi phí, cao gấp 5 lần so với việc trồng lúa.  Đó là chưa kể có những vụ, hạt sen được giá, có thể bán lên tới 80.000-85.000đồng/kg. “Tôi cũng mong muốn chính quyền địa phương các cấp coi cây sen là chủ lực của Bình Qúy, chính quyền quan tâm hơn, đề nghị hỗ trợ chuyển từ cây lúa sang cây sen để chúng tôi phát triển mạnh, có lợi thể để người dân chúng tôi có kinh tế cao hơn.”- bà Tình nói.

     Tương tự, hộ ông Nguyễn Hải Sơn (tổ 11, thôn Quý Phước) đã trồng sen từ 3 năm nay vì nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn và tạo cảnh quan đẹp cho khu vực xung quanh nhà. 7 sào đất lúa thường xuyên bị chuột gây hại, giờ đây được trồng toàn bộ sen. “ Tôi cũng mong muốn phát triển du lịch từ những ruộng sen của nhà mình, từ đó quảng bá được hình ảnh của xã Bình Qúy đến với du khách”- ông Sơn cho hay.

Ông Nguyễn Hải Sơn đang kiểm tra đài sen giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

 

     Không lo về đầu ra sản phẩm, gia đình ông Nguyễn Sừng (tổ 2, thôn Quý Phước) khá yên tâm trong việc trồng sen từ nhiều năm nay. Cứ tầm khoảng tháng Giêng, nhà ông Sừng lại xuống giống và khoảng 4 tháng sau, cây sen bắt đầu thu hoạch được. “Để tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất, tôi cũng đã thả nuôi cá ngay trên ruộng sen. Các giống cá như: cá lóc, cá rô đầu vuông, cá chép được thả nuôi nhiều, vì các giống cá này khá dễ nuôi và chịu nhiệt tốt”.

     Có thể nói, trồng sen đang đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều bà con nông dân ở xã Bình Qúy, thế nhưng, mô hình này vẫn còn là tự phát. Quy trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cùng diện tích đất vẫn chưa được thực hiện, dẫn đến nhiều khó khăn cho bà con nếu sen “mất mùa”. 

Những ruộng sen như thế này vẫn chưa được thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cùng một diện tích đất.

 

     Theo bà Lê Thị Ánh Hồng – Tổ trưởng tổ 11, thôn Quý Phước, Sen đang là loại nông sản đang mang lại giá trị kinh tế cao, vì một số cánh đồng tại địa phương thường xuyên bị ngập nước, nếu trồng lúa thì bà con cũng chỉ đủ ăn. Chính vì vậy, nhiều bà con tại đây chuyển qua trồng sen để phát triển kinh tế. “Làm lúa không đạt hiệu quả, họ bỏ đất không, họ buộc thế chuyển qua trồng sen để họ kiếm sống. Cho nên tôi đại diện cho người dân ở đây, đề nghị chính quyền địa phương thành lập nhóm nho nhỏ, hoặc rộng thêm các tổ lân cận làm cái hợp tác xã trồng sen là tốt nhất”- bà Hồng nói thêm.

     Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cùng một diện tích đất đã được các địa phương trong huyện thực hiện trên nhiều loại cây trồng khác nhau, và đã có những hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để người dân an tâm sản xuất trên chính diện tích của mình, thì rất cần sự hỗ trợ, hướng dẫn từ phía chính quyền và các ngành chức năng để thực hiện việc chuyển đổi, quy hoạch cho phù hợp. 

Tác giả: Xuân Tiên

Nguồn tin: Xuân Tiên

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn: